Skip to main content

(10.1 – 10.4) Quy trình đăng ký thương hiệu (Brand) ở Mỹ

Quy trình đăng ký thương hiệu (brand) ở Mỹ

Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Quy trình đăng ký thương hiệu (brand) ở Mỹ’ – bạn nên đọc và nắm rõ những bài viết trước, vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích ở những bài trước cho bài sau.

Sau khi đã nghiên cứu sản phẩm -> tính toán kế hoạch kinh doanh, dự tính chi phí, Seller cần tìm hiểu đăng ký thương hiệu để có thể bán sản phẩm bằng thương hiệu của riêng mình. Việc đăng ký thương hiệu giúp bạn tránh tình trạng gặp phải tình trạng Hijack, mất Buybox và phân phối sản phẩm của mình an toàn hơn, thuận lợi để phát triển kinh doanh lâu dài trên Amazon.

1/ Chọn tên brand

  • Seller nên chọn tên có ý nghĩa, độc đáo, dễ nhớ, dễ phát âm và không được trùng lặp (tên, vần, phát âm…) với thương hiệu khác để tránh bị kiện hoặc bị khiếu nại.
  • Có thể dùng công cụ USPTO (Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ) để kiểm tra tên có bị trùng không tại đây. Ngoài ra, kiểm tra thêm khả năng đăng ký tên miền website và các tài khoản mạng xã hội liên quan nếu Seller có ý định xây dựng Brand lâu dài và tránh các vấn đề pháp lý.
  • Việc đặt tên hay có thể giúp ích Seller sau này nếu bạn exit (bán công ty hoặc thương hiệu), thì tên thương hiệu ý nghĩa sẽ giúp tăng định giá:
    • Tránh sử dụng mang tính chất chỉ dẫn (descriptive) vì thường khó được chấp nhận khi đăng ký
    • Gợi ý sáng tạo tên brand có thể nhờ ChatGPT hỗ trợ.

 2/ Nếu bạn là công dân Mỹ 

  • Có thể tự đăng ký với USPTO, chi phí 350 USD/lần đăng ký/nhóm sản phẩm (class).

 3/ 2 trạng thái thương hiệu khi đăng ký thương hiệu

  • Chưa có sản phẩm (dạng “Intent to Use”) – Đối với dạng này, Seller có một khoảng thời gian nhất định (thường là 6 tháng) để chứng minh việc sử dụng thương hiệu trong thực tế, nếu không chứng minh được, đơn đăng ký có thể bị hủy bỏ.
  • Đã có sản phẩm thực tế(dạng “Use in Commerce”) → Nên chọn dạng này (section 1(a)):
    • Chụp hình sản phẩm có logo thương hiệu.
    • Sau khi nộp hồ sơ, nếu sau 1 năm không có kiện cáo, report liên quan, thì hồ sơ brand tự động được duyệt mà không cần nộp thêm giấy tờ chứng minh khác.
    • “Use in Commerce” thường được ưu tiên và có quy trình xét duyệt nhanh hơn nếu có hình ảnh sản phẩm cụ thể với logo thương hiệu.

4/ Lợi thế khi sử dụng brand đã đăng ký trên 1 năm

  • Nếu Seller có điều kiện, có thể tìm những thương hiệu đã có sẵn trên USPTO hơn 1 năm và mua lại, dùng luôn:
    • Brand >1 năm tuổi thường an toàn hơn, được bảo vệ nhiều hơn, ít bị kiện tụng.
    • Brand <1 năm tuổi vẫn có thể bị phản đối hoặc từ chối.
    • Thường của những Seller đã đăng ký thương hiệu để bán trên Amazon nhưng không bán nữa.

 5. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký thương hiệu

  • Có thể thuê dịch vụ trọn gói từ Việt Nam (~ 550–600 USD/ class đầu tiên bao gồm tất cả chi phí).
  • Nên chọn dịch vụ có hỗ trợ luôn việc:
    • Miễn mã GTIN (UPC) trên Amazon – cần kiểm tra kỹ để tránh mua mã GTIN đã qua sử dụng.
    • Đăng ký Amazon Brand Registry
    • Ngoài việc miễn mã GTIN và đăng ký Amazon Brand Registry, nếu có nhu cầu, Seller có thể hỏi thêm về các dịch vụ hỗ trợ có phí khác như: theo dõi tình trạng đơn đăng ký, xử lý các phản hồi từ USPTO, hỗ trợ duy trì và bảo vệ thương hiệu sau khi đăng ký thành công
  • Khi tên brand có trên USPTO, Seller sẽ tìm thấy ID thương hiệu trên USPTO, dùng để liên kết với tài khoản Amazon qua Brand Registry (bên dịch vụ có thể hỗ trợ gắn vào Brand Registry).

6/ Lưu ý khi đăng ký Brand trên Amazon

  • Khi đăng ký, nên chọn tùy chọn không cho người khác phân phối → giúp Amazon bảo vệ thương hiệu tốt hơn.
  • Sau khi đăng ký thành công, hình ảnh hộp sản phẩm có logo brand có thể dùng để xin miễn mã GTIN (Global Trade Item Number).

7/ Mã UPC / GTIN

  • Có thể mua mã UPC từ Việt Nam nếu bạn muốn (~ 300-400k VNĐ/mã) – có chi nhánh tại Việt Nam.

8/ Tính năng Amazon sau khi liên kết thương hiệu vào tài khoản Amazon:

  • Sau khi liên kết brand với Amazon, bạn sẽ được dùng nhiều công cụ:
    • Brand Analytics (phân tích dữ liệu chi tiết)
    • Sponsored Brands (SB) – quảng cáo có tên thương hiệu
    • A+ Content, Amazon Stores, Amazon Attribution…

9/ Chia sẻ thương hiệu cho nhiều tài khoản Amazon

  • Về lý thuyết, 1 brand có thể chia sẻ cho nhiều tài khoản, nhưng không nên làm.
    • Nếu 1 tài khoản có liên kết bị khóa, các tài khoản kia dễ bị liên đới (“related”) và cũng có thể bị ảnh hưởng. Mỗi tài khoản chỉ nên gắn 1 thương hiệu.

10/ Nếu tài khoản phụ muốn dùng tính năng Brand Analytics

  • Bạn cần chia sẻ quyền:
    • Global Permission
    • Tick vào quyền Brand Analytics trong phần User Permission từ tài khoản chính.

⚠ Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.

Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.