Skip to main content

(12.4) Vốn lưu động khi kinh doanh trên Amazon – Mô hình chiến dịch PPC trên Amazon

Vốn lưu động khi kinh doanh trên Amazon

Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Vốn lưu động khi kinh doanh trên Amazon’ – bạn nên đọc và nắm rõ những bài viết trước, vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích ở những bài trước cho bài sau.

Với các Seller cá nhân, nguồn vốn lưu động hạn chế, không có ngân sách dồi dào dành riêng cho quảng cáo, việc có thể tạo ra lợi nhuận sớm là cực kỳ quan trọng, giúp Seller có thể dùng ‘mỡ nó rán nó’ – tức là dùng chính dòng doanh thu từ Amazon để tiếp tục chạy quảng cáo dựa trên dòng doanh thu đó. Trong bài viết này, Eazyppc sẽ diễn giải một mô hình chạy quảng cáo phù hợp với các Seller trong trường hợp này.

Vốn lưu động cần dự tính để tránh bị đứt gãy khi đang kinh doanh trên Amazon:

Trước tiên, Seller cần biết – khi phát sinh 1 đơn hàng trên Amazon và khách hàng thanh toán, Amazon sẽ delay 14-28 ngày trước khi chuyển tiền về tài khoản của Seller (chu kỳ rolling payout theo ngày phát sinh đơn hàng.). Như vậy, do không có cashflow ngay lập tức, bạn không có tiền mặt từ việc bán hàng ngay để duy trì các hoạt động khác. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo vẫn trừ đều hàng ngày và chi phí vận hành khác bạn vẫn phải trả đều theo chu kỳ (ví dụ phí duy trì tài khoản). Các loại chi phí vận hành, Seller có thể dự tính từ 2 bài này : Chi phí quảng cáo dự kiến & Kế hoạch tài chính

-> Với FBA, Seller cần vốn lưu động nhiều hơn thông thường để bù vào khoản doanh thu bị delay từ Amazon, đủ vốn để duy trì 14-28 ngày chi phí vận hành + nhập hàng trước, rồi mới thu tiền.

-> Seller nên chú ý:

  • Hạn mức thẻ tín dụng đủ để trả chi phí quảng cáo hàng ngày liên tục trong thời gian bị Amazon giữ tiền doanh thu. Nên sử dụng thẻ ghi nợ trả sau để Amazon không bị chặn khi trừ tiền.
  • Dự trữ vốn để nhập hàng đợt tiếp theo

Trên thực tế, do Amazon delay thời gian chuyển tiền doanh thu về tài khoản. Do đó, Seller có thể tính vốn lưu động tối đa theo công thức sau – Áp dụng cho sản phẩm Evergreen – sản phẩm không có tính mùa vụ:

  • Vốn lưu động trước khi nhập hàng lần 1 = chi phí nhập hàng lần 1 + (chi phí vận hành)/ngày * số ngày Amazon delay chuyển khoản doanh thu + chi phí nhập hàng lần 2 – số doanh thu bạn dự tính Amazon sẽ chuyển khoản cho bạn trong 3 tháng đầu tiên (X)
  • Vốn lưu động trước khi nhập hàng lần 2 = chi phí nhập hàng lần 2 + (chi phí vận hành)/ngày * số ngày Amazon delay chuyển khoản doanh thu + chi phí nhập hàng lần 3 – số doanh thu bạn dự tính Amazon sẽ chuyển khoản cho bạn trong 3 tháng tiếp theo (X)
  • Vốn lưu động trước khi nhập hàng lần 3 = chi phí nhập hàng lần 3 + (chi phí vận hành)/ngày * số ngày Amazon delay chuyển khoản doanh thu + chi phí nhập hàng lần 4 – số doanh thu bạn dự tính Amazon sẽ chuyển khoản cho bạn trong 3 tháng tiếp theo (X)

Cách tính số lượng hàng bán và chi phí quảng cáo trong 1 tháng, Seller xem lại tại: Chi phí quảng cáo dự kiến

Ví dụ:

  • Seller tính ra số đơn hàng trong 3 tháng đầu là: 250 đơn vị (tháng 1: 50, tháng 2: 80, tháng 3: 120). Trong 3 tháng tiếp theo là 400 đơn vị, trong 3 tháng sau đó là 600 đơn vị, trong 3 tháng tiếp theo là 900 đơn vị.
  • Chi phí nhập hàng cho 250 đơn vị là: 250*6= 1500$ , 6$/1 đơn vị
  • Chi phí vận hành dự tính hàng ngày là 70$
  • Giá bán/ đơn vị là 20$.
  • Vốn lưu động trước khi nhập hàng lần 1 = 250*6 + 70*90 + 400*6 – X
  • Vốn lưu động trước khi nhập hàng lần 2 = 400*6 + 70*90 + 600*6 – X
  • Vốn lưu động trước khi nhập hàng lần 3 = 600*6 + 70*90 + 900*6 – X
  • Việc tính X là khó chính xác, do thực tế, doanh thu có thể nhiều hoặc ít hơn và còn phụ thuộc vào thời gian Amazon delay chuyển khoản. Do đó, để dự tính vốn lưu động tối đa, giúp tránh việc bị đứt gãy quá trình kinh doanh, Seller có thể tính X = 0 trong giai đoạn đầu. Sau khi dòng tiền từ Amazon đã ổn định, lúc này, việc tính X từ dữ liệu thực tế sẽ dễ hơn.

⚠ Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.

Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.