Skip to main content

(2.2) Giá trung bình của thị trường.

Giá trung bình của thị trường

Eazyppc xin chào bạn đến với bài viết ‘Giá trung bình của thị trường’. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ nội dung bài trước về ‘Số đối thủ hiển thị’. Nếu chưa, hãy quay lại đọc để không bỏ sót những thông tin quan trọng.

Chủ đề 2: Giá trung bình của thị trường

Để xác định khoảng giá của thị trường, bạn có thể sử dụng công cụ Helium10 và cài đặt extension để truy cập Xray. Công cụ này giúp bạn nhanh chóng xác định mức giá trung bình của thị trường – Average Price:

Chỉ số Average Price phản ánh mức giá trung bình của các sản phẩm hiển thị trên một trang kết quả tìm kiếm của Amazon. Đây là dữ liệu quan trọng giúp Seller đưa ra chiến lược giá phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình định giá, nhiều Seller mới có thể gặp một số khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu cách tối ưu hóa chiến lược giá để tăng cơ hội thành công.

1/ Cân nhắc kỹ khi Seller muốn cải tiến sản phẩm

Thông thường, Seller mới hay đi theo quy trình:

‘Phân tích phản hồi khách hàng -> Cải thiện sản phẩm -> Định giá cao hơn.’

Chiến lược cải tiến sản phẩm có thể mang lại lợi thế cạnh tranh, nhưng để thành công, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng:

  • Bạn có am hiểu thị trường không? Nếu bạn không phải chuyên gia trong 1 lĩnh vực sản phẩm cụ thể, Eazyppc khuyến nghị là không nên.
  • Bạn có khả năng sản xuất hoặc tùy chỉnh sản phẩm không? Nếu bạn không có dây chuyền sản xuất riêng hoặc có mối quan hệ tốt với nhà sản xuất. Eazyppc khuyến nghị là không nên.
  • Tại sao các thương hiệu lớn không thực hiện điều này? Có thể Top Brand đã làm nhưng không mang lại lợi ích đủ lớn để bù đắp chi phí sản xuất/cải tiến/marketing -> không nên
    • Seller cần nghiên cứu xem Top Brand họ đã làm sản phẩm bạn định cải tiến chưa (Check các kênh social của brand trong quá khứ xem họ đã làm sản phẩm đó chưa, v.v)

-> Nếu Seller trả lời được những câu hỏi trên -> Có thể cân nhắc thực hiện phương pháp trên. Tuy nhiên, cần lưu ý:

Giá nhập cao -> Giá bán cao hơn giá trung bình -> Tỉ lệ chuyển đổi thấp -> Doanh số thấp & chi phí quảng cáo cao -> Cần chiến lược điều chỉnh linh hoạt.

Chiến lược an toàn hơn là đặt giá ở mức cạnh tranh hoặc ít nhất bằng giá trung bình của thị trường.

Ví dụ về giá trung bình trên Amazon.de

Giá trung bình của thị trường với từ khóa ‘collagen pulver’ là 28€.

Dưới đây là biểu đồ doanh số của một sản phẩm:


Quan sát biểu đồ, bạn sẽ thấy rằng các giai đoạn giảm giá có tác động đáng kể đến doanh số. Từ tháng 01/2025, khi sản phẩm không còn được giảm giá định kỳ, doanh số giảm liên tục. (1.3.2025)

-> Seller này liên tục phải giảm giá để bán được hàng, do giá bán ban đầu cao hơn so với thị trường.

-> Cũng có thể đây là chiến lược của Seller ngay từ đầu, nhưng khi theo dõi quá trình giảm giá thì có thể là không phải khả năng này.

2/ Cấu trúc chi phí trong giá bán

Trong bài viết này, Eazyppc còn muốn nhấn mạnh vào Landing Cost – chi phí này nên dao động từ 25% – 33,33% giá bán để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt và lợi nhuận hợp lý.

Dựa vào giá trung bình của thị trường, bạn có thể tính nhanh Landing Cost phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận.

Lưu ý :

Khi nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch kinh doanh, việc theo dõi các đối thủ mới là rất quan trọng -> kiểm tra những Seller mới có số lượng Reviews dưới 50 hoặc 100 để xem họ đang định giá sản phẩm ở mức nào. Điều này phản ánh mức độ cạnh tranh về giá trong thời gian đầu của các ASIN mới.

-> Lý do là nhiều seller Trung Quốc có xu hướng giảm giá bán rất sâu khi mới bắt đầu, bán lỗ hoặc hòa vốn để nhanh chóng đạt được vị trí hiển thị tự nhiên (organic rank) cao trên trang đầu của Amazon – khiến mặt bằng giá chung trên thị trường giảm mạnh.

3/ Nếu Seller muốn cải tiến sản phẩm

Cải tiến sản phẩm là một chiến lược tiềm năng, nhưng để tối ưu hóa hiệu quả, bạn có thể:

  • Thử nghiệm sản phẩm với số lượng nhỏ để đánh giá hiệu quả:

Hiệu quả thử nghiệm thị trường = Hiệu quả quảng cáo + Tỷ lệ chuyển đổi

(Dựa trên số lượng hàng bán thử)

Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm và chiến lược giá một cách linh hoạt trước khi mở rộng quy mô kinh doanh.

Công cụ hỗ trợ tính toán chi phí Amazon

  • Calculate Revenue theo ASIN trong Seller Central:

⚠ Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.

Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.