Skip to main content

(2.3) Độ mạnh của đối thủ qua Review.

Độ mạnh của đối thủ qua Review

Eazyppc xin chào bạn đến với bài ‘Độ mạnh của đối thủ qua review’! Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ nội dung bài ‘Giá trung bình của thị trường’ để có cái nhìn toàn diện hơn.

Chủ đề 3: Độ mạnh của đối thủ qua review

1/ Độ mạnh của đối thủ qua review là gì?

Sau khi đã phân tích giá bán và cấu trúc chi phí trong bài trước, Eazyppc sẽ hướng dẫn bạn cách đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường dựa trên số lượng reviews. Chỉ số này giúp xác định mức độ sẵn sàng thử sản phẩm mới của khách hàng, từ đó đánh giá cơ hội cho một sản phẩm mới thâm nhập thị trường.

Việc phân tích chính xác chỉ số này giúp bạn tránh được việc đầu tư vào những ngách thị trường có mức độ tiếp nhận sản phẩm mới thấp, giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh.

Để thực hiện, bạn cần cài đặt Helium10 Extension và sử dụng chức năng Xray theo các bước sau:

  • Helium10 Extension → Xray → Filters
  • Ẩn các sản phẩm quảng cáo
  • Chọn Max 100 cho chỉ số Reviews để lọc những sản phẩm có dưới 100 Reviews (có thể điều chỉnh theo mức phù hợp với mục tiêu của bạn).

Ví dụ với từ khóa ‘Collagen powder’, kết quả cho thấy chỉ có 1 sản phẩm có dưới 100 Reviews hiển thị tự nhiên trên trang tìm kiếm đầu tiên.

Khi thực hiện với các từ khóa ‘Astaxanthin’ và ‘Shilajit gummies’, ta thu được kết quả sau:


Bạn có thể lập bảng so sánh để đánh giá mức độ chấp nhận sản phẩm mới của khách hàng trong từng thị trường:

-> Với kết quả này, bạn có thể cân nhắc thị trường phù hợp với mục tiêu, nguồn lực và vốn của mình.

2/ Phân loại độ khó của thị trường

Qua quá trình hỗ trợ Seller, Eazyppc đã phân loại độ khó của thị trường dựa trên số điểm review như sau:

  • Khó: <10 điểm → Cần có thương hiệu mạnh hoặc kinh nghiệm bán hàng dày dặn để cạnh tranh.
  • Trung bình: 10 – 20 điểm → Có thể tham gia nhưng cần đánh giá thêm yếu tố khác như chi phí nhập hàng, search volume, chi phí quảng cáo.
  • Dễ: >20 điểm → Khách hàng sẵn sàng thử sản phẩm mới, phù hợp cho Seller mới hoặc sản phẩm chưa có nhiều review.

Cách tiếp cận theo từng mức độ

  • Nhóm khó (<10 điểm): Phù hợp với Seller có kinh nghiệm, thương hiệu đã có tên tuổi hoặc đang bán đa kênh. Nếu là Seller mới, bạn cần chuẩn bị tài chính tốt để duy trì lâu dài.
  • Nhóm trung bình (10 – 20 điểm): Nên xem xét thêm các yếu tố khác như chi phí nhập hàng thấp, search volume cao, giá thầu quảng cáo hợp lý.
  • Nhóm dễ (>20 điểm): Khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm mới, tỷ lệ chấp nhận cao hơn. Ví dụ, các sản phẩm trong danh mục mẹ & bé, trẻ em, thường có tỷ lệ chấp nhận cao.

Như vậy, với phương pháp này, bạn có thể nhanh chóng phân loại thị trường, đánh giá độ khó của từ khóa và đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.

⚠ Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.

Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.