(3.3) Kế hoạch tài chính cho sản phẩm.
Kế hoạch tài chính cho sản phẩm
Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Kế hoạch tài chính cho sản phẩm’ – việc hiểu và nắm được nội dung trong bài này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã đọc qua những bài trước. Vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích trong những bài trước cho bài sau.
Trước tiên, bạn nên hiểu rõ các loại chi phí có thể phát sinh trong suốt quá trình vận hành, đây cũng là thử thách lớn mà các Seller mới gặp phải dẫn đến việc có doanh thu nhưng lại không có lợi nhuận. Ở bài trước Eazyppc đã hướng dẫn bạn lên kế hoạch dự phóng chi phí cho quảng cáo và một số loại chi phí liên quan khác. Bài viết này sẽ giải thích rõ hơn về các loại chi phí bạn nên nắm được trước khi nhập và xuất hàng sang Mỹ.
1/ Chi phí duy trì tài khoản & mua hàng từ nhà cung cấp
Chi phí tài khoản Amazon:
- Tài khoản chuyên nghiệp (Professional) trên Amazon với mức phí 39.99 USD/tháng. Đây là khoản phí cố định, không phụ thuộc vào doanh số bán hàng.
Chi phí nhập hàng:
- Đây là chi phí bạn trả cho nhà máy sản xuất hoặc nhà cung cấp (hay còn gọi là Agent – bên sẽ kiểm tra chất lượng hàng, nhập hàng cho bạn cũng như đảm nhận việc đóng gói hàng hóa, vận chuyển sang kho FBA).
2/ Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho Amazon
Chi phí vận chuyển có thể thay đổi tùy vào phương thức và địa điểm nhập hàng. Có hai hình thức vận chuyển phổ biến là đường biển (sea), đường hàng không (air) đến cửa kho Amazon và chi phí nhập hàng từ cửa kho vào các kệ hàng trong kho của Amazon.
Vận chuyển đường biển:
- Chi phí vận chuyển hàng từ Trung Quốc đến Mỹ thường tính theo m3 (Cubic Meter), dao động 200 – 250 USD/CBM.
- Bạn cần biết kích thước đóng gói của sản phẩm để tính toán số lượng hàng có thể chứa trong 1 CBM -> từ đó xác định được chi phí vận chuyển trên từng đơn vị sản phẩm.
Vận chuyển đường hàng không:
- Phí vận chuyển hàng không tính theo khối lượng (thường là kg) thay vì thể tích. Phù hợp với các sản phẩm nhẹ, giá trị cao, cần vận chuyển nhanh.
Phí nhận hàng vào kho Amazon (Inbound Fee)
- Loại phí này bạn chi trả cho những việc sau:
- Nhận hàng từ đơn vị vận chuyển khi hàng đến cửa kho Amazon.
- Kiểm tra & xử lý hàng hóa trước khi đưa lên kệ kho.
- Phân loại, nhập hàng vào kệ hàng của Amazon.
-> Để đảm bảo chi phí này không bị đội lên, bạn nên đảm bảo việc dán nhãn label, barcode,…đúng với quy định của Amazon cho thị trường Mỹ (Nguồn: sellercentral.amazon.com/help/hub/reference/external/G53921 – Phần này, Eazyppc sẽ hướng dẫn bạn cụ thể sau).
- Amazon tính phí inbound tùy vào vị trí nhận hàng:
- Bờ Tây (phía California): Phí inbound cao (khoảng 20 – 30 USD cho 200 đơn vị hàng, tùy kích cỡ, khối lượng), nhưng không mất phí vận chuyển nội địa tại Mỹ.
- Bờ Đông (phía New York): Phí inbound thấp hơn, nhưng cần tự tổ chức vận chuyển nội địa từ bờ Đông sang Tây.
Lưu ý:
- Phí này KHÔNG bao gồm/phải chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất sang cửa kho Amazon tại Mỹ hoặc từ bờ Đông sang bờ Tây.
- Phí inbound có thể thay đổi tùy theo địa điểm kho hàng Amazon, trọng lượng & kích thước sản phẩm.
- Khi tạo shipment trên Amazon, bạn có thể chọn gửi hàng đến một bờ duy nhất để tối ưu chi phí.
- Ngoài ra, cần làm việc với bên vận chuyển để hỗ trợ đóng gói hàng hóa ngay từ nhà máy để đảm bảo các loại phí không bị đội lên.
Nếu dùng chương trình vận chuyển của Amazon dành cho tài khoản Việt Nam, với bên vận chuyển là đối tác của Amazon, bạn có thể kiểm tra trực tiếp trên Seller Central để xem các tùy chọn vận chuyển và phí liên quan -> Phí vận chuyển có thể được tính & hiển thị trên Seller Central trước khi thanh toán, thanh toán khi hàng vào kho.
3/ Phí đăng ký thương hiệu trên Amazon
Để bảo vệ thương hiệu, sử dụng A+ Content, Brand Analytics, bảo vệ Buybox(rất quan trọng), cần đăng ký thương hiệu thương hiệu tại Mỹ: 250-350 USD/Brand/Class sản phẩm (nếu quốc tịch Mỹ). Nếu là người nước ngoài (ví dụ bạn đăng ký với giấy tờ Việt Nam) cần đăng ký thương hiệu qua văn phòng luật sư uy tín, giá trung bình 550-600 USD/Brand/Class sản phẩm
4/ Phí ảnh, video & content (Cần có hàng mẫu)
Phí làm ảnh sản phẩm:
- Chụp ảnh & Canva,PTS,…
Phí video sản phẩm:
- Không bắt buộc, nhưng nên có để tăng tỷ lệ chuyển đổi & chạy quảng cáo dùng video.
Phí Content:
- Tự viết mô tả sản phẩm, sử dụng công cụ hỗ trợ như ChatGPT (nên sử dụng Plus).
5/ Chi phí phát sinh khi bán hàng trên Amazon
Phí quảng cáo (Eazyppc đã trình bày cụ thể trong các bài trước)
Phí đổi trả hàng:
- Nếu khách trả hàng, bạn sẽ mất chi phí FBA + giá vốn sản phẩm nếu sản phẩm bị bóc bao bì.
- Nếu sản phẩm có giá trị dưới 10 USD, nên bỏ luôn thay vì xử lý tiếp.
- Nếu sản phẩm giá trị trên 10 USD, bạn có thể chọn rút hàng về kho riêng để tái đóng gói và gửi lại Amazon để bán tiếp.
- Có thể có thêm phí Amazon Refund Management Fee (không nhiều – Amazon sẽ hiển thị nếu có phát sinh).
2 cách kiểm tra tỷ lệ hoàn trả của 1 ngách hàng:
a/ Theo danh mục:
- Seller Central>Menu>Growth>Marketplace Product Guidance.
- Tìm danh mục đúng với sản phẩm của bạn.
- Kéo xuống đoạn có ‘Return ratio’:
b/ Theo từ khóa:
- Seller Central>Menu>Growth>Product Opportunity Explorer.
- Tìm kiếm từ khóa.
- Trong ví dụ sau là tỷ lệ hoàn trả của từ khóa ‘immunity tea’ trong 360 ngày gần nhất (tức là 0,05% số lượng đơn hàng được mua khi khách hàng tìm kiếm từ khóa này – Trong công cụ này của Amazon Seller Central còn nhiều tính năng khác, bạn có thể tham khảo thêm):
Phí lưu kho (Storage Fee):
- Amazon tính phí lưu kho theo tháng, có thể tham khảo bằng công cụ như Xray Profit Calculator (Helium 10) hoặc FBA Revenue Calculator (Eazyppc đã trình bày trong bài trước). Bạn cần lưu ý những điểm sau.
- Tháng 10 – 12: Phí lưu kho cao gấp 2.5 – 3 lần so với các tháng còn lại. Nếu hàng trong kho quá nhiều vào thời gian này. Một tình trạng thường hay xảy ra với Seller mới là chi phí Storage Fee trong khoảng thời gian này có thể cao hơn cả lợi nhuận do chưa ước tính được lượng hàng bán ra và nhu cầu của thị trường.
- Ưu đãi cho seller mới: Nếu tài khoản mới tạo và sử dụng FBA, Amazon miễn phí lưu kho 6 tháng đầu -> bạn có thể kiểm tra lại với Account Manager của Amazon để cập nhật thông tin mới nhất.
6/ Chi phí cần lưu tâm cho sản phẩm trending
Nếu bạn bán sản phẩm theo trend (bạn nên xem lại các bài về Trend), cần phải dự tính các rủi ro sau:
- Khi search volume giảm mạnh sau trend, hàng tồn kho sẽ khó bán, dẫn đến chi phí lưu kho tăng cao.
- Giải pháp:
- Giảm giá để xả hàng nhanh.
- Thanh lý hàng tồn kho cho đối tác khác.
- Lựa chọn trend phù hợp: Nên chọn các trend có mức search volume vẫn ổn định sau khi trend kết thúc, để vẫn có thể tiếp tục bán hàng.
7/ Quản lý hàng tồn kho để tránh tình trạng hết hàng (Out of Stock – OOS)
Việc đảm bảo hàng hóa luôn có đủ trong kho là yếu tố quan trọng để duy trì doanh số và vị trí hiển thị trên Amazon. Khi sản phẩm của bạn bán chạy, lượng hàng trong kho sẽ giảm dần. Vì vậy, bạn cần theo dõi định kỳ số lượng hàng tồn kho để tránh rơi vào tình trạng hết hàng (OOS – Out of Stock).
Nếu sản phẩm bị hết hàng, thứ hạng hiển thị tự nhiên (organic rank) sẽ giảm do Amazon ưu tiên hiển thị các sản phẩm còn hàng. Khi bạn nhập lại hàng, việc khôi phục thứ hạng cũ sẽ mất thời gian và có thể tốn thêm chi phí quảng cáo để đẩy lại traffic.
Giải pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả
- Khi lượng hàng còn lại trong kho không nhiều, bạn có thể làm như sau để tránh mất quá nhiều thứ hạng hiển thị tự nhiên hay còn gọi là ‚tụt‘,’mất’ rank:
- Giảm ngân sách quảng cáo, tránh đẩy mạnh doanh số khi không đủ hàng để đáp ứng.
- Tăng nhẹ giá bán, làm chậm tốc độ bán để kéo dài thời gian duy trì hàng trong kho.
- Bạn có thể kiểm tra các chỉ số về hàng tồn kho tại:
📌 Seller Central > Menu > Inventory > FBA Inventory.
Việc tính toán thời điểm đặt hàng các lô tiếp theo phụ thuộc nhiều yếu tố như bên sản xuất, vận chuyển, v.v – do đó, Eazyppc không thể đưa ra công thức hay cách tính giúp bạn trong phạm vi bài viết này.
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.
Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.