Skip to main content

(9.5) Cách tính chi phí trên mỗi đơn hàng – Tổng số vốn cần chuẩn bị – Điểm hòa vốn

Cách tính chi phí trên mỗi đơn hàng – Tổng số vốn cần chuẩn bị – Điểm hòa vốn

Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Cách tính chi phí trên mỗi đơn hàng và tổng số vốn cần chuẩn bị’ – bạn nên đọc và nắm rõ những bài viết trước, vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích ở những bài trước cho bài sau.

Các bài cần nắm rõ trước khi đọc bài này: 

Trong quá trình nghiên cứu sản phẩm và trước khi đưa ra quyết định nhập hàng, các Seller đã có kinh nghiệm kinh doanh trên Amazon, có lẽ đều nhận định rất rõ về bài toán kiểm soát chi phí. Để không gặp phải tình huống doanh thu cao nhưng các loại chi phí phát sinh khi vận hành bán hàng, Seller mới cần nắm rõ các loại chi phí mà Eazyppc đã diễn giải trong các bài (3.1), (3.2) & (6.4). Việc nắm rõ các loại chi phí, dự tính đúng nhất có thể các loại chi phí, Seller sẽ tránh được việc doanh thu lớn nhưng lợi nhuận lại rất ít hoặc âm.

Ngoài ra, trên các thị trường khác nhau, các loại chi phí có thể khác biệt nhau, các loại chi phí mà Eazyppc diễn giải đều neo theo chi phí của thị trường Mỹ. Do đó, khi kinh doanh ở thị trường khác, bạn cần nghiên cứu và đọc tài liệu về chi phí cho mỗi thị trường khác nhau. Ngoài ra, cách tính này phù hợp với sản phẩm Evergreen. Đối với sản phẩm Trending, Seller cần xác định bảng tính theo từng mùa cao và thấp điểm.

1/ Quy trình tính toán, dự tính và thu thập thông tin về chi phí:

Tính chi phí quảng cáo dự kiến -> Tổng hợp thông tin về các loại chi phí khác -> Lập bảng tổng kết như bảng dưới 

Dựa trên bảng tính này, bạn có thể dự tính toàn bộ chi phí trước khi đưa ra quyết định nhập hàng trong các tháng đầu tiên và chuẩn bị số lượng vốn cần có.

Giả sự bạn muốn dự tính kế hoạch, nhập đủ hàng bán hàng cho 6 tháng đầu tiên, bạn lập bảng dự tính cho 6 tháng với các mức điều chỉnh như:

  • Tháng thứ 3 tăng giá nếu 2 tháng đầu bán tốt hơn dự tính.
  • Tháng thứ 3 giảm giá nếu 2 tháng bán không tốt như dự tính.
  • Tháng thứ 3 giữ nguyên giá.

2/ Tính điểm hòa vốn – Break-Event-Point:

Để tính điểm hòa vốn, Eazyppc sử dụng 1 công thức rất thông dụng như trên. Với ví dụ trong bảng, điểm hòa vốn được tính như sau:

  • Tổng chi phí cố định= 3200$ (bao gồm chi phí cố định 1 lần duy nhất như đăng ký thương hiệu, kiểm tra bản quyền, v.v)
  • Giá bán= 20$
  • Biến phí mỗi đơn vị= 5800$/500= 11,6$

Điểm hòa vốn= 3200/(20-11,6) = 380,95. Tức là bạn cần bán tối thiểu 381 đơn vị với đúng kịch bản như trên để hòa vốn (giả sử nếu chi phí quảng cáo cao hơn dự kiến, cần phải bán nhiều hơn 381 đơn vị để hòa vốn).

Việc theo dõi bảng dự tính chi trên và tính điểm hòa vốn giúp Seller có thể nắm bắt tình hình khi có một hạng mục nào vượt quá chi phí dự tính để đưa ra hành động cải thiện (chủ yếu nằm ở mục chi phí quảng cáo).

⚠ Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.

Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.