(7.5) Tham khảo công cụ Amazon Marketplace Product Guidance – tìm sản phẩm tiềm năng.
Công cụ Amazon Marketplace Product Guidance – tìm sản phẩm tiềm năng.
Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Công cụ Amazon Marketplace Product Guidance – tìm sản phẩm tiềm năng’ – bạn nên đọc và nắm rõ những bài viết trước, vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích ở những bài trước cho bài sau.
Với công cụ Marketplace Product Guidance, Eazyppc giới thiệu qua với bạn về 3 chỉ số đáng lưu ý dưới đây. Để tìm hiểu kỹ hơn về công cụ này, bạn có thể tự tìm hiểu về tài liệu chi tiết mà Amazon Vietnam cung cấp. Trong bài này, Eazyppc sẽ chỉ gợi ý về các chỉ số mà Eazyppc quan tâm khi sử dụng công cụ này.
Truy cập công cụ Seller Central > Menu > Growth > Marketplace Product Guidance > chọn browse node (ngách hàng) chứa sản phẩm bạn cần nghiên cứu. Lưu ý, các cột ngang màu xanh biểu thị số lượt bán ra của nhóm đó.
1/ So sánh số đơn vị bán ra (Units Sold) năm nay với năm ngoái
Seller có thể kiểm tra nhanh và so sánh lượng sản phẩm bán ra trong ngách sản phẩm được chọn của năm nay và năm trước. Điều này giúp đánh giá sức mua của khách hàng trong ngách đó trên Amazon nở ra, chững lại hay thu hẹp so với cùng kỳ.
Dựa vào dữ liệu này, bạn cũng có thể dự đoán được phần nào tính mùa vụ của ngách cho những tháng tới trong năm dựa trên kết quả năm ngoái.
2/ Tỷ lệ đổi trả hàng (Return Ratio) trong 30 ngày gần nhất
Tỷ lệ đổi trả có thể cung cấp nhiều loại thông tin tùy theo cách Seller suy luận, có thể là độ khó tính của khách hàng, có thể là chất lượng chung của sản phẩm trên thị trường,… Tuy nhiên, Eazyppc quan tâm hơn cả là – nếu một sản phẩm có tỷ lệ trả hàng cao (cao hơn so với trung bình và cao hơn so với các ngách hàng khác), đây là tín hiệu cần xem xét, redflag cần tránh. Ngược lại, tỷ lệ thấp là dấu hiệu tích cực để quyết định nhập. Chi phí đổi trả bạn có thể xem lại ở đây.
3/ Phân tích tính năng sản phẩm (Features)
Tính năng, đặc điểm sản phẩm được xếp hạng theo số lần mua hàng, từ đó giúp Seller hiểu rõ hơn khách hàng đang quan tâm đến yếu tố nào nhất. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển, bán sản phẩm mới dựa trên nhu cầu thực tế hoặc tối ưu lại ảnh, A+ content và các creatives khác.
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.
Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.