(11.2) Cách tạo Shipment – Cách đưa sản phẩm tới kho Amazon
Cách tạo Shipment – Cách đưa sản phẩm tới kho Amazon
Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Cách tạo Label Product’ – bạn nên đọc và nắm rõ những bài viết trước, vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích ở những bài trước cho bài sau.
(Mục hướng dẫn này phù hợp khi Seller và Supplier tự tổ chức việc vận chuyển đến kho Amazon – nếu Seller sử dụng dịch vụ Send To Amazon của Amazon, tham khảo tại đây)
Cũng giống như việc tạo Item Label cho từng đơn vị sản phẩm, Seller cũng cần nắm rõ quy trình tạo Shipment để đảm bảo quá trình vận chuyển thuận buồm xuôi gió, đảm bảo hàng được vận chuyển như dự tính và không phát sinh chi phí.
(!) Trong trường hợp Seller dán sai mã vạch trên sản phẩm hoặc thùng hàng -> phát sinh chi phí tốn kém để xử lý. Nếu Amazon giao nhầm sản phẩm do mã vạch bị dán sai, khách hàng sẽ không nhận được đúng mặt hàng đã đặt. Điều này không chỉ dẫn đến việc hoàn trả hàng và phát sinh thêm chi phí xử lý đơn hoàn, Review tiêu cực của khách hàng dành cho sản phẩm,.. Ngoài ra, để khắc phục sai sót, Seller có thể phải yêu cầu rút hàng khỏi kho Amazon để kiểm tra và xử lý lại toàn bộ mã vạch — điều này lại tiếp tục làm phát sinh chi phí. Nếu là hàng hóa có tính mùa vụ thì sẽ bị lỡ mất mùa bán hàng.
Vì vậy, để quá trình gửi hàng đến kho Amazon thuận buồm xuôi gió, Seller nên lưu ý việc kiểm tra kỹ lưỡng mã vạch trước khi gửi hàng. Đặc biệt, trong trường hợp làm việc với supplier ở xa, Seller nên chủ động trao đổi cụ thể rõ ràng về yêu cầu mã vạch, đồng thời yêu cầu đối tác cung cấp hình ảnh chụp sản phẩm và mã vạch để kiểm tra (vài) lần cuối trước khi vận chuyển sang Mỹ. Điều này giúp hạn chế tối đa hiểu lầm và đảm bảo quy trình vận hành được thông suốt.
Shipment Label – nhãn/mã vạch vận chuyển, Seller cần đảm bảo:
- Dán lên từng thùng hàng gửi đến kho Amazon.
- Dán đúng thùng -> Nhân viên kho Amazon có thể quét, định danh và xử lý sản phẩm từ lúc hàng nhập kho đến khi giao tới khách hàng.
- Shipment label trông như sau:
- Một số mục yêu cầu khác như kích cỡ label, cách dán, v.v Seller kiểm tra tại đây.
Quy trình tạo Shipment và những điều cần lưu ý:
0/ Trước khi tạo Shipment, Seller cần hỏi bên đối tác Supplier các thông tin sau:
- Kích thước / khối lượng sản phẩm
- Kích thước / khối lượng thùng đựng các sản phẩm
- Mỗi thùng đựng bao nhiêu sản phẩm
- Dùng hãng vận chuyển nào (Fedex / UPS / …)
- Đi đường gì để tới mỹ ( Đường biển/ Air)
- Ngày bắt đầu ship hàng
- Ngày dự kiến đến
- Địa chỉ kho ship hàng đi
1/ Truy cập vào trang tạo Shipment
Seller Central > Inventory > FBA Inventory > Shipment > Send to Amazon
2/ Nhập (8) Địa chỉ kho ship hàng đi:
3/ Chỉnh Prep Required về NO:
- Mục này để báo Amazon rằng Amazon không cần xử lý đóng gói, nhãn sản phẩm.
- Amazon chỉ cần đưa vào kệ hàng và ship đến người tiêu dùng.
- Đảm bảo bạn đã làm đúng như hướng dẫn tạo Item Label của Eazyppc
4/ Nhập số đơn vị hàng cần chuyển:
- Lưu ý: Seller nên nhập đúng số lượng tương ứng với số Item Labels đã tạo
5/ Nhập số lượng thùng cần dùng tương ứng
- Seller cần lấy thông tin (3) Mỗi thùng đựng bao nhiêu sản phẩm từ đối tác Supplier:
- 2 lựa chọn có thể dùng:
- 1 thùng duy nhất – chứa tất cả đơn vị hàng
- >1 thùng
- 2 lựa chọn có thể dùng:
- Nhập số lượng thùng cụ thể – (3) Mỗi thùng đựng bao nhiêu sản phẩm
- Với <=10 thùng, Seller có thể nhập thông tin trực tiếp trên Seller Central
- Với >10 thùng, Seller cần upload thông tin qua File Excel
6/ Nhập cân nặng và kích cỡ thùng:
- Lấy thông tin từ Supplier:
-
- Kích thước / khối lượng sản phẩm
- Kích thước / khối lượng thùng đựng các sản phẩm
- Ví dụ ở dưới ảnh (số liệu ví dụ, không đúng số thật):
- Tổng cộng 5 thùng, số lượng hàng trong thùng 1 = 50, thùng 2 = 10,…
- Box weight – Cân nặng từng thùng : 5 (không được quá 50 pound / thùng)
- Box dimension – kích thước từng thùng (không được quá 25 x 25 x25 inch)
- Thùng số 1,2 có kích thước riêng
- Thùng số 3,4,5 chung kích thước
7/ Chọn phương thức vận chuyển và ngày ship:
- Lưu ý: chọn Or use your own carriers -> Seller & Supplier tự ship. Nếu chọn SEND, Seller nên liên lạc AGS để nhận hỗ trợ.
- Ship date – (6) Ngày bắt đầu ship hàng
8/ Chọn bờ đến, loại gói hàng và tính toán chi phí:
- X Shipments -> Các thùng hàng được chia ra nhiều kho khác nhau -> phí vận chuyển nội địa Mỹ tới cửa kho Amazon sẽ đội lên nhiều -> Seller không nên chọn
- 1 Shipment -> Các thùng hàng được chuyển về 1 kho -> chi phí vận chuyển trong Mỹ tới kho Amazon giảm -> Seller nên chọn
- Shipping mode: SPD -> vận chuyển loại thùng hàng
- Estimated shipping cost là chi phí dự tính khi dùng chương trình SEND của Amazon -> không cần tính
- Seller lấy chi phí Placement fee ( chính là FBA inbound placement service fee) + với chi phí vận chuyển đến từng bờ mà Supplier cung cấp để so sánh xem chọn bờ nào rẻ hơn.
9/ Chọn đường và đơn vị vận chuyển:
- Seller liên hệ Supplier để hỏi đơn vị vận chuyển lấy thông tin:
- (4) Dùng hãng vận chuyển nào (Fedex / UPS / …)
- (5) Đi đường gì để tới mỹ ( Đường biển/ Air)
- Đường vận chuyển Seller chọn:
- Ocean: 1-2 tháng
- Air: 1-2 tuần
10/ Kiểm tra Quantity to send:
- Seller quay lại bước 4, kiểm tra lại số đơn vị hàng như sau:
- Nếu bị báo lỗi, do Seller sử dụng mã SKU mà Amazon tự tạo cho:
- Seller nên tự viết mã SKU sao cho độc nhất, ít có khả năng bị trùng
- Nếu chưa đi hàng, tạo case -> Amazon Support sẽ yêu cầu bạn tạo SKU/Listing mới
- Nếu đã đi vài lần mà lỗi -> Amazon Support sẽ khắc phục
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.
Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.