Skip to main content

(9.1) Tỉ lệ truy cập – CTR – Cách lên kế hoạch cho sản phẩm dựa trên dữ liệu từ khóa

Tỉ lệ truy cập – CTR – Cách lên kế hoạch cho sản phẩm dựa trên dữ liệu từ khóa

Eazyppc xin chào các bạn đến với bài ‘Tỉ lệ truy cập – CTR – Cách lên kế hoạch cho sản phẩm dựa trên dữ liệu từ khóa’ – bạn nên đọc và nắm rõ những bài viết trước, vì Eazyppc sử dụng những cụm từ, thuật ngữ đã được giải thích ở những bài trước cho bài sau.

Các bài cần nắm rõ trước khi đọc bài này: 

1/ Tỷ lệ nhấp chuột – Vai trò rất quan trọng!

Tỷ lệ nhấp chuột – là 1 chỉ số cực kỳ quan trọng trong việc chạy quảng cáo, trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng của bất kể 1 sản phẩm nào. Trong quá trình hỗ trợ các Seller, Eazyppc nhận thấy các Seller mới chưa nhận định đúng về vai trò của CTR, đồng thời, thường tối ưu SEO & chạy quảng cáo vào những từ khóa chưa đúng -> dẫn đến một thực trạng là Amazon hiểu hơi linh tinh về sản phẩm của bạn -> Amazon phân phối hiển thị tới sai tập khách hàng.

-> ⚠️Mưa dần thấm lâu, tình trạng CTR ở các từ khóa sinh ra nhiều doanh thu giảm thấp -> dẫn đến ngân sách quảng cáo được phân bổ ở những từ khóa chưa đúng (tập khách hàng).

CTR từ định nghĩa của Amazon Ads:

  • “Ratio of the number of times customers click on your advert when it is displayed. We provide you with the CTR for each campaign and each keyword. When calculating the CTR, the number of clicks is divided by the number of impressions.”

Trong tài liệu hướng dẫn về Advertising Report của Amazon:

Từ hai định nghĩa trên, CTR có thể được dịch nghĩa như sau: CTR (Click-through Rate) là tỷ lệ số lần khách hàng nhấp vào quảng cáo so với số lần quảng cáo đó hiển thị.

  • Độ liên quan của từ khóa: CTR phản ánh độ phù hợp giữa từ khóa và sản phẩm. Nếu sản phẩm không liên quan đến từ khóa hoặc nhu cầu người dùng, thì dù có hiển thị nhiều, người dùng cũng sẽ không nhấp – dẫn đến CTR thấp và khi nhấp vào thì lại không mua (do khách tưởng đó là sản phẩm đúng với nhu cầu của mình nhưng xem xong lại nhận ra là không). Ngoài ra, CTR cần được theo dõi/ từng từ khóa, cấp độ từ khóa (tránh việc kết luận dựa trên CTR của 1 campaign chứa nhiều từ khóa).

2/ Với sản phẩm đã chạy quảng cáo

Với sản phẩm đã chạy quảng cáo, Seller có thể truy cập vào Ad Console trên Seller Central để kiểm tra và đánh giá CTR. Cần lưu ý là chỉ số CTR tính theo số lần quảng cáo hiển thị (impressions). Do đó, CTR giữa những campaign chạy quảng cáo Sponsored Product, Sponsored Brand và Sponsored Display là khác nhau nhiều, do số hiển thị (impressions) khác nhau là rất lớn.

Ví dụ trong hình trên, campaign 1 là quảng cáo Sponsored Product. Campaign 2 là Sponsored Brand. Tùy vào ngách sản phẩm và Search Volume của bộ từ khóa cốt lõi, sau 1 thời gian chạy quảng cáo, bạn sẽ có được mức Benchmark về CTR để tối ưu sau đó.

3/ Với sản phẩm đang nghiên cứu

Như các định nghĩa ở trên – cho sản phẩm đã chạy quảng cáo, CTR được tính bằng Clicks/Impressions. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sản phẩm, Eazyppc chưa xác định được lượng Impressions trung bình của ngách hàng đó và do đó, chỉ số CTR tính theo Impressions cũng chưa thể dự tính. Như vậy, khi tìm sản phẩm cũng như tìm ra bộ từ khóa cốt lõi, Eazyppc sử dụng công thức sau: CTR = Clicks/ Search Volume. Với 3 trường hợp là:

CTR=0,5% (low case) – 0,75% (median case) – 1% (high case)

Khi lập bảng dự tính kết quả kinh doanh, bạn lập 3 bảng dự tính với 3 chỉ số nêu trên.

⚠ Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả nội dung trên blog này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kinh doanh trên Amazon. Eazyppc.com không đảm bảo bất kỳ kết quả cụ thể nào từ việc áp dụng các chiến lược hoặc thông tin được chia sẻ.

Việc kinh doanh có thể tiềm ẩn rủi ro, và mỗi cá nhân cần tự nghiên cứu, đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Eazyppc.com không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại nào phát sinh từ việc áp dụng thông tin trên blog này.